Các Phương Pháp Mạ Kẽm Trong Công Nghiệp

Các Phương Pháp Mạ Kẽm Trong Công Nghiệp

1. Xi mạ kẽm là gì?
Xi mạ kẽm ( mạ kẽm ) là một kỹ thuật xử lý các chất ăn mòn, gỉ sét bằng cách phủ lên bề mặt một lớp kẽm nhằm nâng cao chất lượng và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Xi mạ kẽm được ứng dụng rất phổ biến trong công nghiệp bởi khả năng bảo vệ sản phẩm lâu dài và an toàn cho sức khỏe người dùng.

 

2. Phương pháp xi mạ kẽm
a) Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp mạ kẽm tối ưu và phổ biến nhất hiện nay. Quá trình này được thực hiện bằng cách nhúng đồ vật bằng kim loại vào hồ kẽm đã được nung chảy dưới mức nhiệt khoảng 420oC. Lúc này bề mặt đồ vật cũng bị chảy một phần để khi lấy lên, đảm bảo cho lớp kẽm dính chặt với vật.   
* Ưu điểm
- Độ bám của lớp mạ kẽm bền
- Khả năng chống chịu cao nên được lựa chọn sử dụng cho các sản phẩn để ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, ánh nắng,..
* Khuyết điểm
- Giá thành cao so với các phương pháp mạ kẽm khác
- Lớp mạ kẽm dày dẫn đến sản phẩm không sáng bóng
- Đối với sản phẩm có độ dày mỏng (1-2 mm) dễ bị cong vênh lên do tác động với nhiệt

ma kem

 
b) Mạ kẽm lạnh
Mạ kẽm lạnh là phương pháp phủ một lớp mạ kẽm lỏng tương tự như bạn sơn ở nhiệt độ bình thường. Khi đó, mạ kẽm lạnh sẽ sử dụng áp dụng khí nén để thổi dung dịch lỏng thành chùm các hạt kẽm bắn vào bề mặt kim loại cần xi mạ. Khi đó, trong dung dịch mạ kẽm cùng với phụ gia sẽ bám chắc chắn vào bề mặt kim loại và chúng sẽ khô cứng lại trong vài giờ sau đó.

Mạ kẽm lạnh ứng dụng cho các vật liệu có kết cấu phức tạp và kích thước lớn, cố định như đường ống, công trình cầu đường, thủy lợi,..giúp tăng tuổi thọ kim loại, chống ăn mòn.
* Ưu điểm
- Giá thành rẻ
- Quá trình diễn ra từ 5 – 10 phút ( nhanh hơn mạ kẽm nhúng nóng ) nên tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động
- Không làm mất tính chất của vật liệu gốc

 * Khuyết điểm
- Độ dày mỏng hơn so với mạ kẽm nhúng nóng nên kém bền

 

c) Mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm điện phân là một quá trình điện phân, dưới tác dụng lực tĩnh điện và quá trình oxi hóa khử sẽ hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt vật được mạ. Phương pháp này tạo ra sự kết tủa trên bề mặt của kim loại nền một lớp mỏng với khả năng chống ăn mòn, đồng thời tăng tính dẫn điện, tăng kích thước và độ cứng bề mặt cho kim loại nền một cách hiệu quả. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và thời gian mạ.
 
Phương pháp này thường dùng trong việc sản xuất đồ trang sức, linh kiện điện tử, đồ gia dụng,...
* Ưu điểm 
- Độ bền cao
- Tiết kiệm chi phí
- Không thay đổi kết cấu của đồ vật

 * Khuyết điểm 
- Quy trình phức tạp
- Cần có kiến thức chuyên môn cao